On thi DGNL

Ôn thi Đánh Giá Năng Lực

Onthidgnl.com là website chia sẻ các kiến thức học tập, thông tin về Ôn thi, luyện thi đánh giá năng lực của các trường. Nội dung được tham khảo từ Website chính: VUIHOC, Hocmai và Luyenthidgnl Mục tiêu Website: Ôn thi đánh giá năng lực Trước tiên, Onthidgnl là website chia sẻ các kiến thức, các tips hay liên quan đến luyện thi đại học và tập trung chính vào luyện thi đánh giá năng lực – đây là hình thức thi còn khá mới mẻ với rất nhiều học sinh hiện nay. Đồng thời cũng chia sẻ kiến thức, tài liệu ôn thi của các môn chính bao gồm: Toán, Vật Lý, Hóa Học, Ngữ Văn, Tiếng anh, Sinh học... read less
EducationEducation

Episodes

Tri thức ngữ văn tr40 Văn 12 Kết nối tri thức tập 1
Jun 11 2024
Tri thức ngữ văn tr40 Văn 12 Kết nối tri thức tập 1
Cùng Onthidgnl tham khảo nội dung Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 40 Văn 12 Kết nối tri thức tập 1. Các em nắm chắc kiến thức để học tập môn ngữ văn 12 sách Kết nối tri thức tập 1 này nhé. 1. Biểu tượng - Biểu tượng là hình ảnh mang tính ngụ ý, vượt lên chức năng miêu tả, tạo hình đơn giản; chúa dựng nhiều tầng nghĩa phong phú; gợi cảm nhận, suy tư về những điều mang tính phổ quát. - Biểu tượng thường được hình thành trong khoảng thời gian dài nên ý nghĩa không ngừng được bổ sung và có thể "sống" bên ngoài văn bản. Ngoài khả năng khái quát bản chất của một hiện tượng, biểu tượng còn thể hiện được những quan niệm, triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống. Do đó, quá trình hình thành biểu tượng luôn chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lý, văn ho,... của dân tộc và thời đại. Trong sáng tác văn học, bên cạnh việc vận dụng những biểu tượng sẵn có, các nhà văn, nhà thơ thường sáng tạo nên những biểu tượng mới mang đậm dấu ấn cá nhân. 2. Yếu tố siêu thực trong thơ Yếu tố siêu thực trong thơ biểu hiện trước hết qua những hình ảnh có vẻ kỳ lạ, gắn kết với nhau theo một logic khác thường, phẩn nào gây cho độc giả cảm giác khó hiểu. Tuy nhiên, từ phía người sáng tác, sự hiện diện của những hình ånh ấy hoàn toàn mang tính tự nhiên vì chúng gắn với việc "cất lời" của tiềm thức, Vô thức. Để khám phá được một hiện thực khác ẩn đẳng sau những hiện tượng thông thường dễ thấy, các nhà thơ siêu thực theo đuổi "lối viết tự động", để ngòi bút "buông" theo sự dẫn dắt của tiềm thức, vô thức, từ đó, xây dựng một thế giới thơ có sự pha trộn giữa chiêm bao và tỉnh thức, giữa ảo giác và thực tại. Yếu tố siêu thực đã xuất hiện thấp thoáng trong một số tác phẩm thơ thời trung đại hoặc thơ dân gian, nhưng chỉ trở thành hiện tượng thẩm mỹ đặc thù trong sáng tác của các nhà thơ theo chủ nghĩa siêu thực hoặc chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa này ở thời hiện đại. 3. Phong cách cổ điển Phong cách cổ điển là loại phong cách sáng tác được hình thành từ thời trung đại, chịu sự chi phối của một quan niệm về thế giới có tính đặc thù. Theo phong cách này, cuộc sống con người và vũ trụ được hình dung như một mô hình ổn định, có tôn ti trật tự chặt chẽ, vận động theo quy luật tuần hoàn,... Từ quan niệm về thế giới như vậy, phong cách cổ điển định hình với các đặc trưng cơ bản: nghiêng về thể hiện những đề tài cao nhā, có cảm hứng đặc biệt với cái vĩnh hằng, bất biến; luôn hướng về những mô hình lý tưởng, tôn trọng tính quy phạm của cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật thành một cấu trúc hoàn mỹ,. 4. Phong cách lãng mạn Xét theo nghĩa rộng, phong cách lãng mạn thường được đặt trong tương quan so sánh với phong cách hiện thực, là hai phong cách nghệ thuật đã từng xuất hiện trong sáng tác văn học từ thời cổ đại. Xét theo nghia hęp, phong cách lãng mạn gắn với sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn, một trào lưu văn học – nghệ thuật hình thành ở phương Tây vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIll và nửa đầu thể ki XIX. Tùy theo cảm hứng, thái độ của người cầm bút, chủ nghĩa lãng mạn được chia thành hai khuynh hướng: khuynh hướng bi quan (hoài nghi thực tại, hoài niệm quá khứ) và khuynh hướng lạc quan (tin tưởng, hướng tới một thế giới tốt đẹp, lí tưởng). Trong sáng tác văn học, phong cách lãng mạn có các đặc điểm cơ bản: khẳng định cái cao cả, phi thường và phủ định thực tại tầm thường, tù túng; để cao cá tính sáng tạo, trí tưởng tượng, sự phóng khoáng; chú trọng thế giới nội tâm với những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, tinh tế và ưa dùng các yếu tố tương phản. Nguồn: https://onthidgnl.com/soan-bai-tri-thuc-ngu-van-trang-40-van-12-ket-noi-tri-thuc-tap-1/
Listen and read Unit 1 Getting started Global Success 12
Jun 10 2024
Listen and read Unit 1 Getting started Global Success 12
Listen and read Unit 1 Getting started Sách tiếng Anh 12 Global Success Track 1 Mark: Hi, Nam. Your book must be very interesting. What are you reading? Nam: I'm reading a really good book in English called Last Night I Dreamed of Peace: The Diary of Dang Thuy Tram. Mark: Dang Thuy Tram? Who is she? Nam: She was born in Hue in 1942. She studied medicine in Ha Noi, and volunteered to join the army at the age of 24, working as a surgeon during the resistance war against the US. Mark: That's when she started her diary, isn't it? Nam: Yes. She wrote her diary while she was working in a field hospital in Quang Ngai Province. The diary contains personal accounts of her experiences during the war and shows her love for her family and country. Mark: Wow! It sounds interesting. Is she still alive? Nam: Unfortunately, she was killed by the enemy while she was doing her duty in the jungle in Quang Ngai Province. She was only 27 then. Mark: Oh, that's really sad. But how did people find her diary? Nam: An American soldier found it and saved it from being burnt. Then more than 30 years after Tram's death, a copy was returned to her mother. The diary was published in Viet Nam in 2005. It has also been translated into several other languages. Mark: That's amazing! Nam: Now she is considered a national hero for devoting her youth and whole life to saving other people's lives in the war. Mark: Can you lend me the book when you finish reading it? I'd like to read it myself. Nam: Sure! Xem bản dịch tại đây: https://onthidgnl.com/unit-1-getting-started-sach-tieng-anh-12-global-success/
Soạn bài Trên xuồng cứu nạn ⁠Văn 12 KNTT 1
Jun 7 2024
Soạn bài Trên xuồng cứu nạn ⁠Văn 12 KNTT 1
Soạn bài Thực hành đọc: Trên xuồng cứu nạn Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 trang 36, 37, 38, 39 sau đây sẽ giúp các em học tốt ngữ văn lớp 12. Cùng theo dõi nhé. 1. Tác giả - Y-an Ma-ten sinh năm 1963 tại Tây Ban Nha, là công dân Ca-na-đa (Canada), tác giả của một số cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng. Tiểu thuyết Cuộc đời của Pi là cuốn sách thứ ba của nhà văn, đã được tặng giải thưởng Man Booker năm 2002. 2. Tác phẩm Thể loại: tiểu thuyết. * Xuất xứ: trích trong Cuộc đời của Pi, Trịnh Lữ dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2004, tr 379 – 394) *Phương thức biểu đạt: tự sự * Bố cục - Phần 1 (Từ đầu đến...người tôi lạnh cứng): khung cảnh bầu trời dưới con mắt quan sát của Pi. - Phần 2 (Tiếp theo đến....tất cả mọi chuyện): tâm trạng, suy nghĩ của Pi sau những ngày bị đắm tàu. Phần 3 (Đoạn còn lại): những chiêm nghiệm của Pi sau khi anh phát hiện ra những nghịch lý trong cuộc sống. Giá trị nội dung - Văn bản kể về hành trình của Pi trên chiếc xuồng cứu nạn. Giá trị nghệ thuật - Ngôn từ lôi cuốn, hấp dẫn, cách kể chuyện độc đáo. 3. Tóm tắt văn bản Văn bản nói về trải nghiệm phong phú của người gặp nạn trên biển, tên là Pi, cậu đã kể lại cuộc hành trình của mình khi một mình đối mặt với sự bí ẩn vô cùng của vũ trụ. Khi tình hình chính trị ở Ấn Độ có những biến động khó lường, bố Pi quyết định đưa cả gia đình sang định cư ở Ca-na-đa, đem theo phần lớn bầy thú trong vườn thú của gia đình trên một con tàu chở hàng Nhật Bản. Con tàu gặp bão và bị đắm ở vùng sâu nhất của Thái Bình Dương. Bố, mẹ, anh trai của Pi, toàn bộ thuỷ thủ đoàn cùng hầu hết bầy thú bị biển sâu nuốt chửng. Pi may mắn sống sót nhờ được ném lên chiếc thuyền cứu hộ. Trên con thuyền nhỏ hẹp, ngoài Pi còn có con hổ Ben-gan tên là Ri-sác Pác-cơ, một con linh cẩu, một con đười ươi, một con ngựa vằn và một con chuột. Sau cuộc chiến sinh tồn bạo liệt, ngắn ngủi, cuối cùng, trên thuyên chì còn lại Pi và con hổ Pác-cơ. Tận dụng những kiến thức từng học về đời sống của thú hoang và cách chế ngự chúng, Pi đã làm chủ được tình thế, duy trì được sự gắn kết giữa hai sinh mạng cho đến khi chiếc xuồng tơi tả suốt 277 ngày đêm. Tại đây, những nghịch lí cuộc sống được nhìn qua con mắt của Pi. Tìm hiểu chi tiết Trải nghiệm phong phú của người gặp nạn trên biển khi một mình đối mặt với sự bí ẩn vô cùng của vũ trụ. - Thầy nhiều kiểu trời: + Trời có đám mây trắng + Trời tịnh không một gợn mây + Trời mỏng dính và u ám + Trời là trận mưa đen ngòm + Trời là trận nước đổ xuống, là trận đại hồng thủy... -Thấy nhiều loại biển: + Biển gầm thét như một con hổ. + Biển thì thầm vào tai ta như người bạn rủ rỉ tâm tình + Biển kêu lanh canh như một đồng xu lẻ trong túi quần + Biển sấm sét như những trận đất lở + Biển rít lên như giấy nháp cọ trên mặt gỗ + Biển kêu như người nôn mửa + Biển lặng ngắt như chết - Cảm nhận thấy giữa trời và biển là gió - Thấy được đêm và trăng Những nghịch lý cuộc sống được nhìn qua con mắt của một nạn nhân vụ đắm tàu hoa - Là một kẻ đắm tàu tức là thường trực tại tâm điểm của một vòng tròn. Cho dù mọi vật có vẻ như biến động vô cùng... Cái hình học kia không bao giờ thay đổi. - Cái nhìn ngây dại của ta luôn luôn là đường bán kính mà thôi. Cái vòng tròn đó mãi lớn lao. Mà thực tế là, cải vòng tròn còn nhân bản lên nữa - Một kẻ đắm tàu là kẻ bị mắc cạn trên một màn múa ba lê kì bí của các vòng tròn. Ta là tâm điểm của một vòng tròn, trong khi trên đầu ta, hai vòng tròn còn nhân bản lên nữa. - Là một kẻ đắm tàu là bị mắc kẹt giữa những đối nghịch lạnh lùng và mệt mỏi. - Nhiều khi cuộc đời là một chuỗi những chuyển dịch như quả lắc đồng hồ từ cái này sang cái kia. - Cuộc sống trên một chiếc xuồng không thực sự là cuộc sống. Nó như một ván cờ đang lao vào kỳ chung cục, một ván cờ chỉ còn vài quân. Nét độc đáo trong cách kể chuyện của tác giả Chi tiết: https://onthidgnl.com/soan-bai-doc-tren-xuong-cuu-nan-van-12-ket-noi-tri-thuc-tap-1/
Củng cố mở rộng trang 36 Văn 12 KNTT 1
Jun 7 2024
Củng cố mở rộng trang 36 Văn 12 KNTT 1
Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Củng cố mở rộng trang 36 Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 Câu 1 trang 36 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 kết nối tri thức Tập 1: Bài học đã bổ sung cho hiểu biết của bạn về truyện nói chung và tiểu thuyết hiện đại nói riêng như thế nào? Trả lời: - Truyện nói chung: có tính tự sự cao, là văn bản có tính liên kết chặt chẽ và logic. - Tiểu thuyết: Xây dựng trên nhiều sự kiện, biến cố và cảnh ngộ; có nhiều mối xung đột; phi tập trung hóa và đa dạng về điểm nhìn nhân vật, tính cách, tạo nên mối quan hệ chồng chéo với diễn biến tâm lý đa dạng. Mở rộng không gian, thời gian và không bị giới hạn bởi dung lượng phản ánh, có khả năng dựng lên bức tranh hoành tráng về xã hội. - Truyện và tiểu thuyết đều khám phá sâu sắc những khía cạnh của con người, phản ánh và thảo luận những vấn đề quan trọng trong đời sống; từ bất công xã hội đến nghịch cảnh cá nhân; chiến tranh và hòa bình…vv - Cung cấp để bạn hiểu về các kỹ thuật văn học và nghệ thuật, từ đó tạo bối cảnh xây dựng nhân vật và phát triển cốt truyện. Câu 2 trang 36 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 kết nối tri thức Tập 1: Nêu nhận thức của bạn về khả năng lớn lao của tiểu thuyết trong việc thể hiện bức tranh đời sống và khám phá những bí mật của con người cá nhân. Trả lời: Tiểu thuyết có khả năng đưa ra bức tranh đời sống và khám phá những bí mật của con người cá nhân bởi: Tiểu thuyết có thể đưa ra bức tranh đời sống sâu sắc và chi tiết của con người. Từ mảng văn hóa, xã hội, cho đến cảm xúc và tâm trạng Tiểu thuyết cho phép tác giả xây dựng nhân vật phong phú và đa chiều, với nét riêng biệt và câu chuyện phức tạp. Bằng việc miêu tả cảm xúc, hành động và suy nghĩ của nhân vật, tiểu thuyết có thể tạo ra tình tiết sống động và thuyết phục, giúp độc giả đắm chìm vào câu chuyện và cảm nhận về con người. Tiểu thuyết là công cụ mạnh mẽ để khám phá bí mật, mặt tối, và những nội tâm sâu kín của con người. Qua việc tường thuật về trải nghiệm, quan điểm và cảm xúc nhân vật, độc giả sẽ hiểu rõ hơn về bản chất và định hướng cuộc sống. Câu 3 trang 36 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 kết nối tri thức Tập 1 Hai văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc và Nỗi buồn chiến tranh cho thấy điều gì về những hướng tìm tòi, phát triển của tiểu thuyết hiện đại? Trả lời: Cả 2 tác phẩm đặt trọng tâm vào khám phá tâm lý và tâm hồn nhân vật. Chúng tập trung những nội tâm sâu kín, những mâu thuẫn, nỗi đau, và khát vọng của con người, giúp độc giả hiểu hơn về xã hội. Cả "Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc" và "Nỗi Buồn Chiến Tranh" đều phản ánh vấn đề xã hội và lịch; đều sử dụng phong cách văn học truyền đạt thông điệp và tạo ra ấn tượng. Từ ngôn ngữ đến nghệ thuật, từ câu chuyện riêng lẻ đến toàn cảnh xã hội rộng lớn, mang đến trải nghiệm văn học đa chiều. Cả hai tác phẩm đều đặt ra thách thức cho độc giả, khiến họ phải suy ngẫm về ý nghĩa cuộc sống, tình yêu và sự tồn tại. Những tác phẩm này không chỉ là câu chuyện mà còn phản xạ sâu sắc về xã hội. Câu 4 trang 36 Sách giáo khoa Ngữ văn 12 kết nối tri thức Tập 1 Khi tiến hành so sánh hai tác phẩm truyện với nhau, cần phải đảm bảo được những nguyên tắc gì? Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của việc đánh giá các tác phẩm văn học (trong đó có tác phẩm truyện) dựa trên sự so sánh? Trả lời: *Nguyên tắc: Đảm bảo sự công bằng và khách quan trong đánh giá. Tránh thiên vị và đảm bảo mọi phê bình dựa trên những yếu tố khách quan. Phân tích từ nhiều góc độ khác nhau như cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, phong cách viết, bối cảnh lịch sử và xã hội để hiểu rõ hơn về mỗi tác phẩm. Xác định và phân tích các điểm tương đồng và khác biệt. *Ý nghĩa : Tạo ra một cách nhìn sâu sắc và phong phú về văn học và xã hội. Việc này không chỉ giúp độc giả hiểu sâu hơn về các tác phẩm mà còn giúp họ phát triển kỹ năng phê bình văn học và sự nhạy cảm với nghệ thuật. Đánh giá các tác phẩm cũng có thể tạo ra các thảo luận và suy ngẫm về giá trị và ý nghĩa của văn học trong cuộc sống hàng ngày. NGuồn: https://onthidgnl.com/soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-36-van-12-ket-noi-tri-thuc-tap-1/
Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
Jun 6 2024
Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 1. Chuẩn bị nói * Lựa chọn đề tài cần nói - Đề tài của bài có thể là đề tài bài viết được bạn thực hiện trước đó. Bạn cần đọc bài viết, rút gọn bài viết thành một dàn ý, có điều chỉnh hướng phù hợp với hoạt động nói và nghe. - Nếu chọn đề tài mới thì chuẩn bị cần công phu hơn. Bạn phải thực hiện nghiêm túc quy trình: Chọn đọc 2 tác phẩm phù hợp → So sánh → Hình thành luận điểm đánh giá về từng tác phẩm trên cơ sở so sánh → Xây dựng dàn ý bài nói * Tìm ý và sắp xếp ý - Bám sát yêu cầu hoạt động nói và nghe của bài học để tự đặt ra những câu hỏi tìm ý phù hợp. - Ý nói về cách thức thực hiện khi so sánh, đánh giá 2 tác phẩm truyện cần bao gồm thông tin: Bạn đã tập trung chú ý phương diện nào của 2 tác phẩm truyện được đưa ra so sánh? Việc lập phiếu ghi chép dữ liệu cần thiết được tiến hành ra sao? - Các ý cơ bản của bài nói có thể sắp xếp theo hình thức tuyến tính hoặc tố chức dưới dạng bảng so sánh hay sơ đồ tổng hợp. Tham khảo bảng so sánh sau: Lưu ý: Bảng này dành cho tìm ý và lập dàn ý, không phải chứa đựng toàn bộ thông tin bài nói. Khi tổ chức nội dung bài, có thể chỉ so sánh, đánh giá 2 tác phẩm truyện ở vài phương diện mà bạn thấy có vấn đề cần quan tâm. 2. Thực hành nói - Bài nói tuân thủ dàn ý đã chuẩn bị với kết cấu gồm ba phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận. Trong khi nói, có thể đưa thêm những ý tưởng mới nảy sinh nhưng tránh sa đà. - Cần giúp người nghe hiểu rõ tính mục đích của việc so sánh hai tác phẩm truyện với nhau, thường xuyên quan tâm trả lời câu hỏi: So sánh để làm gì? - Nếu điều kiện cho phép, nên sử dụng bảng hay sơ đồ so sánh hoặc trình chiếu các slide, giúp người nghe có được cái nhìn tổng quan về nội dung trình bày. 3. Trao đổi đánh giá Người nói - Tự đánh giá về bài nói của mình trên tinh thần học hỏi. - Thuyết minh thêm về những điểm người nghe muốn hiểu rõ hơn. - Trao đổi lại những ý kiến của người nghe mà mình chưa tán đồng. - Nêu vắn tắt một số khám phá có ý nghĩa khác chưa có dịp trình bày trong bài nói về hai tác phẩm được so sánh. Người nghe - Căn cứ vào tên bài nói và mục đích hướng tới của bài nói để nêu nhận xét hay bổ sung các ý cần thiết. - Tùy vào hình thức trình bày đã được người nói lựa chọn (sử dụng hay không sử dụng các bảng, sơ đồ, slide,...) để đưa ra đánh giá, đòi hỏi phù hợp. - Yêu cầu người nói trình bày rõ hơn về một số luận điểm chưa được diễn đạt tường minh. - Đính chính những nhầm lẫn (nếu có) của người nói trong việc nêu bằng chứng hay đưa ra kết luận. - Gợi mở những nội dung, phương diện khác cần được so sánh ở hai tác phẩm truyện. Bài đọc tham khảo: https://onthidgnl.com/trinh-bay-ket-qua-so-sanh-danh-gia-hai-tac-pham-truyen/
Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện Văn 12 KNTT 1
Jun 6 2024
Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện Văn 12 KNTT 1
Tham khảo nội dung chi tiết tại link cuối bài nhé Trả lời câu hỏi SGK Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Cơ sở của việc lựa chọn so sánh hai tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng và Những đứa con trong gia đình là gì? Trả lời: Cơ sở của việc lựa chọn so sánh hai tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng và Những đứa con trong gia đình là viết cùng đề tài, tiêu biểu cho những cách tiếp cận hiện thực chiến tranh trong văn học một giai đoạn 1954 – 1975. Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tác giả bài viết đã xác định mục đích so sánh hai tác phẩm như thế nào? Trả lời: Mục đích so sánh hai tác phẩm: sự thống nhất trong cảm hứng sáng tác của các nhà văn cách mạng khi viết cùng đề tài, cách thể hiện cá nhân độc đáo trong các tác phẩm. Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Các phương diện cơ bản nào của hai tác phẩm đã được đưa ra so sánh? Trả lời: Các phương diện cơ bản của hai tác phẩm đã được đưa ra so sánh: xuất xứ, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật. Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đánh giá nào về đặc điểm, giá trị của từng tác phẩm được nảy sinh trên cơ sở so sánh? Trả lời: Đánh giá về đặc điểm, giá trị của từng tác phẩm được nảy sinh trên cơ sở so sánh: - Đánh giá tương đồng: Qua phần tóm tắt cốt truyện ở trên, có thể thấy cả hai tác phẩm đều cố gắng làm sáng tỏ chủ nghĩa anh hùng bao trùm đời sống tinh thần của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến. Nhân vật nào cũng tràn đầy tinh thần cách mạng, dám đương đầu mọi thử thách bằng sự kiên cường, dẻo dai đáng khâm phục. - Đánh giá điểm khác biệt: + Trong khi đó, Nguyễn Thi lại dày công chọn lọc các chi tiết nóng hổi tính hiện thực như cuốn sổ gia đình, bàn thờ người mẹ, những cuộc đối thoại trẻ con,... để người đọc nghiệm ra cội rễ của những hành động mà nhân vật đã thực hiện. Nguồn: https://onthidgnl.com/viet-bai-van-nghi-luan-so-sanh-danh-gia-hai-tac-pham-truyen/
Thực hành tiếng Việt trang 26 Văn 12 KNTT
Jun 5 2024
Thực hành tiếng Việt trang 26 Văn 12 KNTT
Kiến thức cần nắm 1. Biện pháp tu từ nói mỉa Xuất hiện các từ, cụm từ vốn thể hiện chiều hướng đánh giá tiêu cực về một đối tượng VD: hay ho, hay hớm, đẹp mặt, tốt mã, làm cha thiên hạ, ăn trắng mặc trơn, mèo mù vớ cả rán Nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng, hành động, sự việc đang được nói tới VD: “Hẳn mà làm điều đó thì tôi đi đầu xuống đất!” Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá VD: “Cảm ơn ngài, ngài đã dạy quá lời” ; “kẻ hèn mọn này đâu dám đứng ngang hàng với các vị.” Có sự xuất hiện của yếu tố nhại trong phát ngôn VD: “Hẩu lố, mét vì thông mọi tiếng, Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây.” Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật hay giọng điệu trần thuật ngay trong một đoạn văn VD: “ Hứt...hứt...hứt” 2. Nghịch ngữ Có sự kết hợp phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ VD: “Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh” Câu có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó. VD: Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta .... Trả lời câu hỏi SGK Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định biện pháp tu từ nói mỉa và phân tích hiệu quả của nó ở từng trường hợp sau đây: a. Công chúng luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi. (Vũ trọng Phụng, Số đỏ) Trả lời: - Biện pháp tu từ nói mỉa: mặt rồng; vị thiên tử - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử. + Phê phán nhà vua bởi ông dùng quyền lực của mình không đúng chỗ, cơn thịnh nộ ấy đang khiến đức vua trở nên thiếu uy quyền và trở nên nực cười. b. Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. [...] Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó hình thành hai cái dấu chua nghĩa (...) (Nguyễn Công Hoan, Đồng hào có ma) Trả lời: - Biện pháp tu từ nói mỉa: bao công trình, dấu chua, từng ấy - Tác dụng: + Cho người đọc thấy được rằng ông quan này vơ vét của cải, lấy cả những đồng hào lẻ của nên nên mất công đi cấy râu cho đến khi nó mọc lông tơ thì cái râu đó không rõ nữa. + Phê phán bọn cường hào ác bá ngày xưa, cái tính tham lam vơ vét táng tận lương tâm của chúng xuất phát từ bên trong nên có nhân tạo bề ngoài như thế nào cũng không hề che giấu Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định nghịch ngữ trong các câu có hàm ý mỉa mai sau và cho biết căn cứ để thực hiện điều này: a. Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đấy, lên xe hơi. (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ) Trả lời: - Nghịch ngữ: nó giơ quả đấm chào loài người - Cách căn cứ: xét về ý nghĩa thì từ đấm và chào không thể dùng trong một trường hợp, tạo ra sự phi lí. + Đấm: Hành động đại diện cho sự bạo lực. + Chào: Hành động thể hiện sự lễ phép, lịch sự. b. Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viện. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Trả lời - Nghịch ngữ: rồi cơm rượu, bò lợn - Cách căn cứ: Tác giả đang đưa ra một loạt chức vụ của ông đã trải qua như phó tổng, chánh tổng nhưng lại xuất hiện từ cơm rượu và bò lợn. Những từ này đang không cùng về trường nghĩa, tạo ra sự đối nghịch về nội dung để người đọc thấy bước đường công danh của ông không chỉ trải qua những chức vụ ấy mà còn là sự vơ vét của cải của dân. Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong các trường hợp sau: Nguồn: https://onthidgnl.com/soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-26-van-12-kntt/
Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh
Jun 5 2024
Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh
Soạn bài Nỗi buồn chiến tranh Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1. Tác giả Bảo Ninh: sinh năm 1952, tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương - Quê: tỉnh Quảng Bình - Ông vào bộ đội năm 1969 giải ngũ năm 1975. 2. Sáng tác Trại bảy chú lùn (in năm 1987); Nỗi buồn chiến tranh (tiểu thuyết 1991), Truyện ngắn Bảo Ninh (2002); Lan man trong lúc kẹt xe (truyện ngắn,2005); chuyện chưa kết đi, được chưa? ( truyện ngắn 2009); TÌM HIỂU CÁC THẺ ĐỌC Yếu tố ngoại cảnh nào đã góp phần làm sống dậy kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên? Yếu tố ngoại cảnh tác động: - Giữa đêm lạnh giá Màn mưa mỏng đang chầm chậm tràn ngang qua bầu không khí xanh xám run rẩy. - Gió Đông Bắc thổi. → Các yếu tố ngoại cảnh này trong đêm khuya có thể khiến tâm trạng con người cô đơn, lạc lõng và nhớ về những kỉ niệm xưa cũ. Kiên đã sống trong trạng thái như thế nào khi bị kí ức chiến tranh khuấy đảo? - Giật mình - Hồn phách xiêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn Kiên đi đi lại lại, kí ức lóe chớp. - Tay mỏi tê, run lên, tim như rách dần, cả hai buồng phổi nghẹn khói thuốc, miệng, khô đắng, cổ tắc lại, nấc,... Điều gì để lại ấn tượng nặng nề nhất trong kí ức của Kiên? Trong kí ức của Kiên thì “trận tử chiến truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh” là điều để lại ấn tượng nặng nề nhất. Có thể hiểu như thế nào về ý tưởng: con người Kiên sẽ được “phục sinh trong chuỗi dài tái hiện”? Trong kí ức của Kiên thì “trận tử chiến truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh” là điều để lại ấn tượng nặng nề nhất. Tác giả đã miêu tả như thế nào về quá trình phục hiện của thế giới ký ức? Tác giả miêu tả rất chi tiết quá trình phục hiện của thế giới ký ức trong Kiên, anh tìm lại được những kí ức đầy sống động trong môi trường, đó là ngày khô nóng, đó là ngày mưa lũ, những bờ suối, bãi lau,... mọi thứ dần dần hiện về, nối tiếp nhau như nó vốn dĩ đã được in sâu trong tâm trí anh, chỉ chờ cơ hội để ùa về. Dưới tác động của kí ức, kết cấu cuốn tiểu thuyết mà Kiên đang viết phát triển theo chiều hướng nào? Cuốn tiểu thuyết mà Kiên đang viết dâng đầy lên theo những trận ùa về của kí ức, “những chương sau là điệp khúc của chương phía trước”. Sự thờ ơ của người đời đối với Kiên nói lên điều gì? Trong tác phẩm, sự thờ ơ của người đời đối với Kiên thể hiện nhiều điều: + Sự vô cảm đối với một người đã trải qua chiến tranh: Người đời thường không nhìn thấy sâu bên trọng nhân vật Kiên, không thể cảm nhận được những mất mát và đau thương mà anh phải chịu đựng. Họ không biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác. + Sự lãng quên hậu quả và mất mát của chiến tranh: Có lẽ họ coi chiến tranh là một phần quá khứ muốn quên đi, không muốn tiếp tục suy nghĩ về nó, không chú ý đến tinh thần người lính đã trải qua. Sự thờ ơ ấy thể hiện sự thiếu hiểu biết, sự lãng quên và không đồng cảm với những người phải chịu đau khổ trong chiến tranh. Người kể chuyện gặp khó khăn gì khi đọc những trang văn bản thảo do “nhà văn phường chúng tôi” để lại? Tác phẩm của Kiên là những dòng kí ức lộn xộn, vì anh chỉ cắm cúi viết những kí ức tràn về chứ không hề có dụng ý sắp xếp. Vì người kể không hề biết về những kí ức gãy đứt đó của Kiên nên gặp khó khăn trong việc đọc bản thảo. Theo bạn, “nguyên do” mà người kể chuyện cho rằng mình có có thể hiểu là gì? Người kể chuyện đã không còn cố gắng để lý giải những trình tự xuất hiện trong bản thảo, mà “tùy tiện” tiếp nhận theo lỗi nhận thức của riêng anh ta. Giữa người kể chuyện và Kiên có những điểm chung gì? Họ đều trải qua những nỗi buồn, đau đớn trong chiến tranh Vì sao người kể chuyện lại xem dòng hồi tưởng của Kiên thể hiện “niềm cảm hứng, niềm lạc quan quay ngược về quá khứ”? Bởi vì nhờ những dòng kí ức đó mà Kiên được vĩnh viễn sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người... ngày mà tất cả đều còn rất son trẻ, trong trắng và chân thành. Nguồn: https://onthidgnl.com/soan-bai-noi-buon-chien-tranh-van-12-ket-noi-tri-thuc/
Soạn bài Xuân Tóc Đỏ cứu quốc
Jun 4 2024
Soạn bài Xuân Tóc Đỏ cứu quốc
Cùng Onthidgnl tham khảo nội dung Soạn bài Xuân Tóc Đỏ cứu quốc Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 sau đây. Tác giả - Vũ Trọng Phụng (1912-1939), quê ở Hưng Yên nhưng sinh ra và sống chủ yếu ở Hà Nội. - Ông bước vào làm vặn từ rất sớm, ông dùng ngòi bút để kiếm sống và chống chọi một cách khó khăn với tình cảm nghèo túng, bệnh tật triền miên. Sáng tác - Sáng tác nhiều thể loại, trong đó nổi bật là phóng sự và tiểu thuyết: + Phóng sự: Cạm bẫy người; Kỹ nghệ lấy Tây; cơm thầy cơm cô,.. + Tiểu thuyết: Giông tố; Số đỏ; Vỡ đê; Lấy nhau vì tình Trúng số độc đắc,... Cảm hứng sáng tác Vạch trần sự thật luôn chi phối ngòi bút của Vũ Trọng Phụng; các tác phẩm toát lên sự khinh bỉ sâu sắc cái xã hội đương thời mà ông nhìn nhận là đen tối, thối nát. Tác phẩm Số đỏ Tiểu thuyết Số đỏ ra mắt độc giả lần đầu tiên trên Hà Nội báo năm 1936, gồm 20 chương. Số đỏ là tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng và có vị trí quan trọng trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Nhân vật chính của tác phẩm là Xuân, biệt danh là Xuân Tóc Đỏ. Sơ đồ tóm tắt nhân vật trong tác phẩm số đỏ Đoạn trích Xuân Tóc đỏ cứu quốc Xuân Tóc đỏ cứu quốc là đoạn trích nửa đầu chương XX- chương cuối cùng của tác phẩm Số đỏ. Trích trong Số đỏ, NXB Văn học, Hà Nội, tr187 - 193 Nội dung chính: Tác phẩm viết về một trận đấu quần vợt khôi hài giữa Xuân Tóc Đỏ và quán quân người Xiêm, qua đó thể hiện giọng văn đầy sự giễu nhại của nhà văn dành cho những con người lỗ bịch thời bấy giờ ở những kẻ giàu có miền Bắc. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Ngôi kể thứ 3 Bố cục: - Phần 1: Tình hình chuẩn bị cho cuộc thi đấu thể thao đặc biệt. - Phần 2: Diễn biến kịch tính của "ván quần" giữa Xuân Tóc Đỏ và quán quân quần vợt Xiêm La. - Phần 3: Màn hùng biện của Xuân Tóc Đỏ và sự tung hô của dân chúng. - Tình huống truyện Hai nhà quán quân cũ là Hải và Thụ mất tích > nguy cơ trận chung kết quần vợt phải hoãn, > tạo cơ hội cho Xuân Tóc Đỏ * Các sự việc chính: - Vua Xiêm tới Bắc Kỳ -Xuân Tóc Đỏ đăng kí tham gia thi quần vợt Dùng thủ đoạn để thắng - Vào chung kết với quán quân Xiêm -Nhận lệnh “phải thua” - Cơ hội ngụy biện “hi sinh vì nghĩa lớn” Đám đông tung hô “anh hùng cứu quốc”, vĩ nhân dân tộc. Nhân vật Xuân Tóc Đỏ a.Đặc điểm Một kẻ có "số đỏ" đặc biệt, mỗi lần rơi vào tình thế ngặt nghèo lại là một lần đạt được cơ hội "thăng tiến" khó ngờ. Xã hội đảo điên đã tạo cơ hội cho Xuân leo cao và đạt đến địa vị "tót vời". b. Những hành động của Xuân Tóc Đỏ Tự tung hô mình là “giáo sư quần vợt”, là “hy vọng của Đông Dương” Dùng thủ đoạn để giam giữ 2 quán quân quần vợt cũ Khi thua cuộc, bị quần chúng đả kích thì lươn lẹo để chuyển nguy thành an Xuân tóc đỏ là bức chân dung biếm họa phơi bày sự thối nát của xã hội đương thời 3. Ngôn ngữ kể chuyện - Nói mỉa: + Người ta đồn rằng có rất nhiều người hâm mộ vì đến chậm, không mua được vé, bèn hóa ra phẫn uất và chết một cách rất thể thao, nghĩa là tự tử dần bằng thuốc phiền không có giấm thanh, hút vào phổi. + Công chúng luôn luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi. + Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhảy xuống đất, lên xe hơi. Rồi mấy chiếc xe của các bạn thân của nó mở máy chạy, để lại cái đám công chúng mấy nghìn người bùi ngùi và cảm động. - Nghịch ngữ: + Nghĩa là bản chức yêu cầu ngài bảo tài tử của ngài phải nhường, phải thua nhà vô địch Xiêm ngay đi! + Hỡi quần chúng! Mi không hiểu gì, mi oán ta! Ta vẫn yêu quý mi mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta! - Giọng điệu trào phúng, mỉa mai, châm biếm Tổng kết NỘI DUNG Phơi bày những mặt trái, mặt nhố nhăng của hiện thực luôn thường trực. Qua đó ta thấy được xã hội đương thời đầy rẫy những biểu hiện đồi tha hoá, suy NGHỆ THUẬT - Xây dựng tình huống li kì, kịch tính -Giọng điệu trào phúng Vận dụng hiệu quả phép nói mỉa và nghịch ngữ Nguồn: https://onthidgnl.com/soan-bai-xuan-toc-do-cuu-quoc-van-12-ket-noi-tri-thuc-tap-1/
Soạn Tuyên Ngôn Độc lập Văn 12
Jun 1 2024
Soạn Tuyên Ngôn Độc lập Văn 12
Dưới đây, onthidgnl sẽ giúp các bạn thuận tiện hơn trong chuẩn bị Soạn văn 12 Tuyên ngôn độc lập. Vài điều cơ bản về tác giả Hồ Chí Minh A. Tiểu sử Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1889 mất ngày 02/09/1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê quán: xã Kim Liên – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An. Sinh ra lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo, có lòng yêu nước Là một vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, Bác đã đưa dân tộc Việt Nam ta thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than. B. Sự nghiệp văn học – Bác coi Văn học là một vũ khí chiến đấu để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, trong các tác phẩm luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc – Phong cách nghệ thuật đa dạng: từ văn xuôi, thơ ca, truyện, bút ký, Văn chính luận… – Các tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966), Nhật kí trong tù,.. 2. Hướng dẫn soạn bài Tuyên ngôn độc lập A. Nắm bắt soạn bài sơ lược về tác phẩm a, Hoàn cảnh ra đời – Tình hình thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai đang tiến tới kết thúc. Nhật đầu hàng phe Đồng minh. – Tình hình trong nước: Cả nước đã thắng lợi và giành lại chính quyền. Ngày 26/8/1945: Hồ chủ tịch đã về tới Hà Nội. Ngày 28/8/1945: Tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội – Bác đã soạn thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập . Ngày 2/9/1945: Bác đã đứng lên đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước toàn thể nhân dân tại quảng trường Ba Đình, từ đó khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. b, Mục đích sáng tác – Dùng nó để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta trước quốc dân và toàn thế giới. – Tuyên bố chấm dứt hoàn toàn chế độ thực dân, phong kiến; khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cùng với đó bày tỏ lòng quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. c, Bố cục của tác phẩm – Đoạn 1: Từ đầu đến “không ai chối cãi được”: Đưa ra nguyên lý chung của bản tuyên ngôn độc lập. – Đoạn 2: Tiếp cho tới “phải được độc lập”: Nêu lên dẫn chứng tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử của nhân dân ta đã quyết tâm đấu tranh giành lại chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. – Đoạn 3: (Phần còn lại): Lời tuyên bố đanh thép về độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập. d, Nội dung chính của tác phẩm Vạch trần tội ác tày trời của bọn thực dân Pháp cướp nước ta; tuyên bố nền độc lập tụ chủ dân tộc; khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và thể hiện ý chí quyết tâm một lòng bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. B. Nắm bắt soạn Tuyên ngôn độc lập - chi tiết về tác phẩm Xem thêm tại: https://onthidgnl.com/soan-van-12-tuyen-ngon-doc-lap/
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Trang 20 Văn 12 tập 1
May 31 2024
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Trang 20 Văn 12 tập 1
Tham khảo soạn văn 12 Onthidgnl chia sẻ - bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí – Trang 20 SGK Ngữ Văn 12 tập 1. Tất cả các nội dung câu hỏi của bài đều được giải đáp kỹ càng và cụ thể. Với cách soạn sau đây sẽ giúp các sỹ tử nắm vững được nội dung bài học. Tìm hiểu đề và lập dàn ý Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi Dưới đây của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn” (Một khúc ca) A. Tìm hiểu khái quát đề bài – Câu thơ trên của Tố Hữu nói về vấn đề nghị luận: “Lối sống đẹp” – Sống đẹp được hiểu là: Sống có những lí tưởng đúng đắn, cao cả, thích hợp với thời đại và xác định được các vai trò, trách nhiệm của bản thân. Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà với tất cả mọi người . Có những hành động và cử chỉ đúng đắn. – Để sống đẹp thì con người chúng ta cần rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp nhất : Chăm chỉ học tập, khiêm tốn và học hỏi những điều mới mẻ, biết nuôi dưỡng những hoài bão, những ước mơ của bản thân. Mỗi chúng ta cần phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, bao dung, độ lượng, có tình yêu thương con người. – Những thao tác khi lập luận cần sử dụng: Giải thích. Phân tích. Chứng minh. Bình luận. – Cần sử dụng nhiều hơn các tư liệu trong lĩnh vực đời sống thực tiễn và trong văn nghệ - văn học. B. Dàn ý nghị luận về một tư tưởng đạo lí a, Mở bài: – Nêu Mọi vấn đề cần nghị luận ( diễn dịch,quy nạp, phản biện) . – Trích dẫn nguyên câu thơ của tác giả Tố Hữu. – Nêu quan điểm của cá nhân về vấn đề đó. b, Thân bài – Giải thích thế nào là “sống đẹp” và giải thích khái niệm sống đẹp ⇒ Phân tích những biểu hiện của lối sống tốt đẹp, giới thiệu một số tấm gương về lối sống tốt đẹp trong đời sống xã hội và trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Ví dụ: “Từ ấy” của nhà thơ Tố Hữu, “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” của nhà thơ Tố Hữu,“Sống là cho chết cũng là cho”của nhà thơ Tố Hữu, những tấm gương hy sinh cao cả vì lý tưởng của Phan Văn Giót, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám. - Xác định phương hướng, biện pháp đúng đắn, phấn đấu sống tốt đời đẹp đạo như: thường xuyên tu dưỡng tư tưởng, đạo đức, có lối sống “phù hợp” với thời đại và chuẩn mực đạo đức xã hội. —Phê phán những quan niệm cũ và lối sống không lành mạnh trong đời sống xã hội: lối sống ích kỷ, buông thả, những suy nghĩ, hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội. c, Kết bài – Khẳng định lại một lần nữa về ý nghĩa của lối sống đẹp. – Phản đề, liên hệ và rút ra bài học cho bản thân. Nguồn chi tiết: https://onthidgnl.com/soan-van-12-nghi-luan-ve-mot-tu-tuong-dao-li/
Soạn bài Khái quát văn học VN
May 31 2024
Soạn bài Khái quát văn học VN
Cùng Onthidgnl tham khảo Soạn bài Khái quát văn học VN từ Cách mạng Tháng 8 - 1945 đến hết thế kỉ XX. Cùng tham khảo bài đầu của soạn văn 12 nhé! C1: Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 Tháng 8-1945, cách mạng thành công, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Từ đây, văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng, tư tưởng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ Từ năm 1945-1975, đất nước diễn ra hai sự kiện lớn, có tác động sâu sắc đến văn học: đấu tranh giải phóng dân tộc trong 30 năm và miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước. C2: Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng? Thành tựu cơ bản của từng chặng? Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 phát triển qua 3 chặng. Thành tựu cơ bản của mỗi chặng như sau: Chặng đường 1945-1954: Xuất hiện những tập truyện, kí mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống Pháp. Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Kịch: một số vở kịch ra đời phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến. Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng. Chặng đường 1955-1964 Văn xuôi mở rộng phạm vi đề tài, bao quát được nhiều vấn đề. Thơ phát triển mạnh mẽ. Kịch nói có một số tác phẩm được dư luận chú ý. Chặng đường 1965-1975: Văn xuôi phản ánh cuộc chiến đấu và lao động, khắc họa thành công hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình xuất hiện C3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kì này là: Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước Văn học là một thứ vũ khí, văn học phục vụ kháng chiến, phụng sự kháng chiến. Quá trình vận động và phát triển của văn học ăn nhập với từng chặng đường lịch sử của dân tộc. Nền văn học hướng về đại chúng: đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ của văn học, đồng thời là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Khuynh hướng sử thi thể hiện ở đề tài, nhân vật trung tâm, lời văn, giọng điệu,... Cảm hứng lãng mạn: niềm tin vào ngày mai tươi sáng, khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới,... C4: Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới? Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới vì: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã giành thắng lợi, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Đất nước gặp phải những khó khăn, thách thức và yêu cầu cần phải đổi mới. Nền kinh tế từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Văn hóa: có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác. C5: nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Đề tài: phong phú, mới mẻ Đội ngũ sáng tác: đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn Nội dung: vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, có tính hướng nội, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân Thể loại: Thơ: không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như các giai đoạn trước Văn xuôi: khởi sắc hơn thơ ca, nhạy cảm với những vấn đề đời sống Phóng sự điều tra: phát triển mạnh và thu hút sự chú ý của người đọc Kịch: phát triển mạnh mẽ, tạo được sự chú ý Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học có sự đổi mới và nhiều triển vọng. Xem thêm: onthidgnl.com/soan-van-12-khai-quat-van-hoc-viet-nam/
Soạn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
May 31 2024
Soạn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm
Cùng Onthidgnl Giới thiệu về Đất Nước trong chương trình soạn văn lớp 12 nhé! 1. Hoàn cảnh sáng tác - Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị - Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. - Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca, là một trong những đoạn thơ hay nhất về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại. 2. Bố cục Phần 1. Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”: Đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống Phần 2. Còn lại: Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. 3. Ý nghĩa nhan đề - “Đất Nước” được trích trong chương V - trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. - Nhan đề đoạn trích trong SGK được đặt là "Đất Nước" nhằm nhấn mạnh vào đối tượng chính mà nhà thơ muốn nói đến: Đất nước. - Đồng thời khẳng định một triết lý đúng đắn mà sâu sắc: “Đất Nước của Nhân Dân”. Đối với nhà thơ, đất nước chính là của nhân dân, do nhân dân tạo ra. Qua đó thể hiện tình yêu đất nước của tác giả cũng như đánh thức lòng yêu nước trong mỗi người dân. 4. Nội dung Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa… Đặc biệt, Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. 5. Nghệ thuật Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình Những hình ảnh quen thuộc gần gũi. Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ca dao, tục ngữ, hình ảnh… Nguồn: https://onthidgnl.com/soan-bai-dat-nuoc-nguyen-khoa-diem/
Phân tích Người lính Tây Tiến
May 30 2024
Phân tích Người lính Tây Tiến
Sau đây, OnThiDgnl chia sẻ nội dung Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến và dàn ý phân tích Tây Tiến tham khảo. Các em nắm chắc kiến thức và tham khảo 16 bài làm mẫu trong file PDF bên dưới nhé! Dàn ý I. Mở bài: - Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm + Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Ở phương diện thơ ca, Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. + “Tây Tiến” là bài thơ thể hiện tập trung nhất những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Quang Dũng. Bài thơ được coi là một kiệt tác về đề tài người lính thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bài thơ, với cảm hứng lãng mạn bay bổng mà vẫn đậm chất hiện thực, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên của núi rừng miền Tây: vừa hùng vĩ, dữ dội vừa mĩ lệ, nên thơ. II. Thân bài: - Giải thích, khái lược về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội: rộng lớn, gây được ấn tượng mạnh mẽ, và cả đáng sợ; vẻ đẹp nên thơ, mỹ lệ: quyến rũ, huyền ảo. - Phân tích các căn cứ để làm rõ vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội và lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. - Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng. Cụ thể là: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi“: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống“: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người“: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời. - Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng miền Tây chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ miêu tả hoa, mưa rừng, chiều sương,… Cụ thể là: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi“: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương. “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi“: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa. “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy – Có thấy hồn lau nẻo bến bờ – … Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa“: Một chiều sương với hoa lau xao xác trắng xóa núi rừng; sắc trắng của hoa lau trong chiều sương nhạt nhòa, mờ ảo, cái phơ phất của ngàn lau trong xào xạc gió núi…đã khiến cho rừng lau như trở nên có linh hồn. Những bông hoa rừng như những cô gái đang soi mình làm duyên trên sông nước chòng chành, sóng sánh. Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp vừa hùng vĩ dữ dội vừa lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc bằng bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp lãng mạn. Khắc họa thiên nhiên Tây Bắc, nhà thơ không chỉ vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh về núi rừng vừa hiểm trở, dưa dội vừa lãng mạn, trữ tình đến nên thơ mà còn gián tiếp cho thấy hình tượng người lính Tây Tiến với sức mạnh hào hùng, khí thế oanh liệt và vẻ đẹp hào hoa, kiêu hùng, lãng mạn. Thiên niên chính là cái nền cảnh để nhà thơ làm nổi bật lên hình ảnh của con người. III. Kết bài: Vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội vừa lãng mạn, trữ tình của thiên nhiên núi rừng miền Tây ấy là một trong những nét làm nên giá trị của bài thơ và thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của bậc tài tử Quang Dũng. – Chi tiết: https://onthidgnl.com/phan-tich-hinh-tuong-nguoi-linh-trong-bai-tho-tay-tien/
Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Tiến
May 30 2024
Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Tiến
Sau đây, OnThiDgnl chia sẻ nội dung Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến và dàn ý phân tích Tây Tiến tham khảo. Các em nắm chắc kiến thức và ôn thi thật tốt nhé! Dàn ý I. Mở bài: - Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm + Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Ở phương diện thơ ca, Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. + “Tây Tiến” là bài thơ thể hiện tập trung nhất những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Quang Dũng. Bài thơ được coi là một kiệt tác về đề tài người lính thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bài thơ, với cảm hứng lãng mạn bay bổng mà vẫn đậm chất hiện thực, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên của núi rừng miền Tây: vừa hùng vĩ, dữ dội vừa mĩ lệ, nên thơ. II. Thân bài: - Giải thích, khái lược về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội: rộng lớn, gây được ấn tượng mạnh mẽ, và cả đáng sợ; vẻ đẹp nên thơ, mỹ lệ: quyến rũ, huyền ảo. - Phân tích các căn cứ để làm rõ vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội và lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. - Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng. Cụ thể là: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi“: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống“: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người“: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời. - Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng miền Tây chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ miêu tả hoa, mưa rừng, chiều sương,… Cụ thể là: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi“: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương. “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi“: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa. “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy – Có thấy hồn lau nẻo bến bờ – … Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa“: Một chiều sương với hoa lau xao xác trắng xóa núi rừng; sắc trắng của hoa lau trong chiều sương nhạt nhòa, mờ ảo, cái phơ phất của ngàn lau trong xào xạc gió núi…đã khiến cho rừng lau như trở nên có linh hồn. Những bông hoa rừng như những cô gái đang soi mình làm duyên trên sông nước chòng chành, sóng sánh. Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp vừa hùng vĩ dữ dội vừa lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc bằng bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp lãng mạn. Khắc họa thiên nhiên Tây Bắc, nhà thơ không chỉ vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh về núi rừng vừa hiểm trở, dưa dội vừa lãng mạn, trữ tình đến nên thơ mà còn gián tiếp cho thấy hình tượng người lính Tây Tiến với sức mạnh hào hùng, khí thế oanh liệt và vẻ đẹp hào hoa, kiêu hùng, lãng mạn. Thiên niên chính là cái nền cảnh để nhà thơ làm nổi bật lên hình ảnh của con người. III. Kết bài: Vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội vừa lãng mạn, trữ tình của thiên nhiên núi rừng miền Tây ấy là một trong những nét làm nên giá trị của bài thơ và thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của bậc tài tử Quang Dũng NGuồn: https://onthidgnl.com/phan-tich-buc-tranh-thien-nhien-trong-bai-tho-tay-tien/